Những điều cần biết lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam

Lễ cưới là một trong những nghi nghễ trọng đại và là ngày vui của các cặp đôi nói riêng và của đại gia đình nói chung vì thế mà các bước chuẩn bị cần chu đáo nhưng vẫn giữ được những nét truyền thống lâu đời.
 
Khi hiểu rõ những điều cần biết khi tổ chức lễ cưới hỏi. Đồng thời giúp bạn thêm hiểu trân trọng Để vừa tinh giản mọi thứ nhưng vẫn giữ được những nét tinh túy nhất của đám cưới Việt Nam.
 
Nếu như bạn đang lên kế hoạch đám cưới thì hãy cùng Minh ThắngSự kiện Việt Trì tìm hiểu những bước quan trọng nhất trong phong tục cưới nhé!
 

1. Những điều cần biết lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam

 
Một trong những điều cần biết lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam là về thủ tục. Thông thường các thủ tục trong đám cưới của người Việt Nam bao gồm:
  • Lễ dạm ngõ
  • Lễ ăn hỏi
  • Lễ rước dâu
  • Tiệc cưới
  • Lại mặt

1.1. Chạm ngõ – Dạm Ngõ

Đây là nghi thức đầu tiên và cũng không thể thiếu được trong ngày lễ cưới hỏi truyền thống của người Việt. Điều này giúp hợp thức hóa quan hệ hôn nhân cũng như mối quan hệ gắn bó của hai bên gia đình. Qua thời gian thì lễ dạm ngõ ngày nay có nhiều thay đổi hơn và không còn hoàn toàn theo lối xưa.
 
Không còn những lễ vật và thủ tục rườm rà thay vào đó Mọi thứ được tối giản nhưng vẫn giữ được nét truyền thống. Nghi thức này mang ý nghĩa là người con gái đã trở thành người có ước mơ có nơi có chốn.

1.2. Lễ ăn hỏi

Đối với lễ dạm ngõ là thời điểm giúp hai gia đình hai bên gặp mặt và đặt vấn đề đi lại cho cặp đôi. còn đối với lệ anh hỏi thì là một nghi thức chút thông báo về sự kết giao của hai bên gia đình hai họ.
 
 
Mặc dù các nghi thức đều được giảm được bớt nhưng nó vẫn là một nghi thức chính và quan trọng cần được thực hiện đầy đủ. Ý nghĩa sau lễ ăn hỏi là cô gái đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai và ngược lại.
 
Ngày nay các lễ vật ăn hỏi cần phải chuẩn bị bao gồm cau, trầu, rượu, chè, bánh phu thê, phong bì tiền, trái cây… Tuy nhiên thực tế thì những lễ vật chuẩn bị cho lễ ăn hỏi còn phụ thuộc vào phong tục của từng vùng từng địa phương.
 
Bởi vì tùy theo từng nơi từng vùng mà có những sự điều chỉnh thay đổi một cách phù hợp nhất. Đặc biệt số mâm lễ có thể sẽ là chẵn hoặc là lẻ tùy theo quan niệm của từng vùng.
 
Những người tham gia lễ ăn hỏi
  • Nhà trai bao gồm chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, họ hàng bạn bè thân thiết và một số thanh niên chưa vợ bê tráp. Số lượng người bê tráp tùy theo số lượng chẵn hoặc lẻ.
  • Nhà gái gồm cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và số bạn gái chưa chồng để đón tráp của nhà trai. Số lượng người nữ bê tráp tương ứng với số người đó người Nam.

1.3. Lễ rước dâu

Tùy theo vùng miền trước rồi đón dâu mẹ chú rể sẽ cùng một số người thân trong gia đình đến đem chai rượu để báo trước giờ đón dâu.
 
 
Sau đó đoàn đón dâu của nhà trai sẽ đến nhà gái trong đó người đi đầu tiên là trưởng đoàn người sẽ phát được khi đón dâu, chú rể và họ hàng bạn bè…. Đoàn rước dâu không cần quá nhiều người để đảm bảo sự gọn nhẹ và thoải mái khi đón dâu.
 
Nhà trai đến nhà gái sẽ được mời trà, sau các nghi thức đại diện nhà trai sẽ phát biểu xin dâu. Được sự cho phép cô dâu chú rể sẽ thắp hương trước bàn thờ tổ tiên và ra chào bố mẹ. Sau đó nhà gái lên xe đưa cô dâu về nhà trai dự tiệc cưới.
 
Về đến nhà trai cô dâu và chú rể sẽ được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương lễ gia tiên rồi cháu họ hàng hai bên nhà chồng. Sao đổi nhà trai sau đó nhà trai mời nhà gái và tất cả những người cùng tham gia dự tiệc cưới.

1.4. Đám cưới tại nhà – Tiệc cưới ngoài trời – Tiệc cưới trung tâm sự kiện

 
Tổ chức tiệc cưới là một phần không thể thiếu của những điều cần biết lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam. Tiệc cưới sẽ diễn ra sau khi hoàn thành xong lễ rước dâu và tiệc cưới cũng có thể diễn ra cùng với lệ kết hôn. Tiệc cưới dùng để chiêu đãi họ hàng bạn bè quan khách của cô dâu chú rể.

1.5. Lễ lại mặt

Lễ lại mặt còn có tên gọi khác là lễ nhị hỷ. Sau này cưới nhà trai sẽ chuẩn bị cho 2 vợ chồng mới cưới một mâm để nhỏ để hai người cùng mang về nhà gái.
 
 
Thời gian để đôi vợ chồng son quay về nhà gái từ 1 đến 4 ngày sau lễ cưới. Thời gian sẽ phụ thuộc vào khoảng cách địa lý giữa hai nhà cũng như công việc và điều kiện của đôi trẻ. Thường lễ lại mặt sẽ diễn ra vào buổi sáng và hiếm khi diễn ra vào buổi chiều hay tối muộn.
 
Đó là những nghi thức truyền thống tổ chức đám cưới ở Việt Nam. Ngày nay có các sự kết hợp và tinh giản trong khi tổ chức đám cưới như:
  • Lễ dạm ngõ chỉ là bữa cơm thân mật giữa hai bên gia đình nhà trai và nhà gái
  • Lễ rước dâu là lễ kết hợp giữa lễ ăn hỏi xin hôn và nghi thức rước dâu. Các nghi thức này thường được làm trước một ngày hoặc trùng vào ngày diễn ra tiệc cưới chính.

2. Dịch vụ cưới hỏi tại Phú Thọ Việt Trì

Sau đây chúng tôi xin gợi ý những việc cần làm khi tổ chức đám cưới – Ăn hỏi:

  • Chọn ngày ăn hỏi, ngày cưới, ngày ra mắt hai bên gia đình, tuần trăng mật
  • Đặt nhà hàng để tổ chức chọn menu đãi tiệc cưới
  • Lên danh sách khách mời để đưa ra số lượng đặt bàn
  • Chọn nơi chụp ảnh cưới trang điểm ngày cưới
  • Chọn váy cưới, nhẫn cưới, thiệp mời…
  • Chọn dịch vụ xe hoa, trang trí mâm quả, trang trí hội trường ăn hỏi – cưới

THÔNG TIN LIÊN HỆ

  • Website: www://sukienphutho.vn/
  • Tổ 19, Khu 3, Phường Vân Phú, Thành phố Việt Trì, Tỉnh Phú Thọ.
  • Công Ty TNHH Quảng Cáo Và Sự Kiện Minh Thắng
  • Email: minhthangqc19@gmail.com
  • Hotline 1: 0888 621 599
  • Hotline 2: 0378 023 595
Qua bài viết này dự kiến Phú Thọ hy vọng đã giải đáp cho bạn về những điều cần biết lễ cưới hỏi theo truyền thống Việt Nam. Mong rằng đã giúp bạn có cái nhìn tổng quát về những trình tự trong nghi thức tổ chức đám cưới truyền thống.
 
Những nghi lễ cưới hỏi có từ lâu đời và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa tại nước ta. Vì thế cô dâu chú rể nên đảm bảo các nghi lễ được diễn ra đầy đủ và trang trọng nhất trong ngày đại hỷ này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0888.621.599